Inside Bar là một trong những mô hình nến cung cấp tín hiệu hành động giá mạnh mẽ và mang lại lợi nhuận cao cho các nhà giao dịch Price Action. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trader chưa biết cách giao dịch đúng cách và thường mắc các sai lầm khi giao dịch với mô hình nến này, khiến họ bị thua lỗ và thất bại trên thị trường ngoại hối. Trong bài viết dưới đây, PriceAction.com.vn sẽ chỉ ra 3 lỗi trader thường mắc phải khi giao dịch với Inside Bar, để giúp bạn phòng tránh và có các giao dịch thành công hơn. Cùng theo dõi nhé!
Không giao dịch trên khung thời gian ngày
Biểu đồ hàng ngày (D1) là khung thời gian được ví như “chén thánh” của các chiến lược giao dịch ngoại hối nói chung, và các nhà đầu tư giao dịch theo hành động giá nói riêng. Trong đó, mẫu hình nến được hầu hết trader lựa chọn để giao dịch trên khung thời gian này là Inside Bar.
Tại sao giao dịch với nến Inside Bar trên khung thời gian ngày sẽ tốt hơn?
Thực tế cho thấy, càng đi vào khung thời gian thấp thì tín hiệu hành động giá xuất hiện càng nhiều. Bởi tần suất xuất hiện liên tục của các cây nến nên chúng sẽ dễ bị gây nhiễu, độ chính xác không cao và trader không thể xác định biến động một cách chính xác. Chính vì thế, hãy tập trung vào các biểu đồ hàng ngày, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về bức tranh tổng thể của thị trường.
Với mô hình nến Inside Bar trên biểu đồ hàng ngày (D1), nó sẽ cho thấy sự hợp nhất trên các khung thời gian thấp và tín hiệu về sự đột phá tiềm năng được thể hiện rõ nét hơn. Mặt khác, hãy nhớ rằng, thị trường biến động hoặc đi ngang sẽ rất khó để giao dịch. Vì thế, trader nên loại bỏ sự dao động đi ngang trong các khung thời gian H4, H1 hoặc thấp hơn bằng Inside Bar ở khung ngày. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian phân tích và xác định được vị trí và thời điểm vào lệnh chính xác. Đồng thời, tránh việc giao dịch quá mức trên các khung thời gian ngắn, nhưng không mang lại hiệu quả cao.
Hãy quan sát ví dụ dưới đây để thấy sức mạnh của biểu đồ hàng ngày và lý do tại sao nhà đầu tư chỉ nên giao dịch Inside Bar trên khung thời gian ngày.


Thông qua 2 biểu đồ cặp XAUUSD, chúng ta có thể thấy biểu đồ giá đi ngang ở khung H1 được thể hiện rõ nét bằng mô hình Inside Bar ở khung D1. Điều này giúp trader loại bỏ nhiều sự nhầm lẫn khi phân tích và giao dịch quá mức ở khung thời gian thấp.


Mặt khác, như ví dụ trên, Inside Bar xuất hiện trong xu hướng tiếp diễn ở khung D1, sẽ cho tín hiệu tiếp tục xu hướng chính trước đó. Vào lệnh tại khung thời gian này sẽ tăng độ chính xác và hiệu quả giao dịch. Ngược lại, khi chuyển sang khung thời gian H1, trong mô hình Inside Bar này sẽ xuất hiện thêm nhiều mô hình Inside Bar khác nhưng đều cho nhiều tín hiệu sai, dẫn đến giao dịch thất bại.
=> Do đó, trader nên chọn khung thời gian ngày để giao dịch với nến Inside Bar nếu không muốn mắc phải những sai lầm nhé!
Không giao dịch nến Inside Bar với xu hướng thị trường
Inside Bar có bản chất là một mô hình hai mang, vừa cung cấp tín hiệu đảo chiều vừa cho xu hướng tiếp diễn. Tuy nhiên khi thị trường có xu hướng rõ ràng, Inside Bar sẽ có xác suất tiếp diễn xu hướng mạnh mẽ hơn, đặc biệt trên khung thời gian D1.
Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn thường giao dịch Inside Bar riêng lẻ mà không xác định xu hướng chính, vì thế họ sẽ rất khó nắm bắt được diễn biến xu hướng tiếp theo, dẫn đến dễ mắc phải những sai lầm khi giao dịch.
Để hạn chế lỗi này, nhà đầu tư cần xác định xu hướng chính, sau đó nếu Inside Bar xuất hiện tại các vùng tích lũy ngắn hoặc các vùng điều chỉnh giá, thì đây sẽ là một vị thế đẹp để vào lệnh.
Ví dụ: Inside Bar trong xu hướng giảm

Theo biểu đồ CFDs Dầu thô WTI trên khung thời gian D1, thị trường đang trong một xu hướng giảm rõ rệt. Sau đó nến Inside Bar xuất hiện tại các vùng điều chỉnh và tích lũy ngắn, đây là những điểm đẹp để trader vào lệnh Sell.
Cắt lỗ quá gần với điểm vào lệnh
Cắt lỗ là một trong những phương pháp quản lý vốn cực kỳ hiệu quả của các nhà đầu tư trong giao dịch forex. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư mới họ thường không đặt cắt lỗ hoặc đặt lệnh cắt lỗ quá chặt chẽ, quá gần so với điểm vào lệnh. Bằng chứng rõ nét nhất là trong một vài trường hợp, khi giao dịch với nến Inside Bar, trader thường đặt cắt lỗ ngay trên hoặc dưới nến Mother Bar và bị quét stop loss.
Khi đặt lệnh dừng lỗ để bảo toàn nguồn vốn của mình đồng nghĩa với việc bạn không thể đặt chúng dựa trên lòng tham. Thay vào đó, bạn nên đặt stop loss cao hơn mức kháng cự hoặc thấp hơn mức hỗ trợ. Điều này có thể làm giảm quy mô vị thế của bạn, nhưng sẽ đáp ứng khoảng cách cắt lỗ rộng hơn và đảm bảo tính an toàn hơn cho giao dịch.

Ví dụ: Quan sát biểu đồ cặp giá XAUUSD trên khung thời gian D1, thị trường đang trên đà giảm xuống, mô hình nến Inside bar xuất hiện báo hiệu thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng giảm trước đó. Khi đó, trader thực hiện vào lệnh Sell. Có thể thấy, nếu trader tiến hành cắt lỗ trên mức giá cao nhất của nến Mother bar, thì sẽ dẫn đến việc lệnh bị dừng ngay ở cây nến phá vỡ mô hình, vì giá đã vượt khỏi mức stop loss trước khi xu hướng tiếp tục giảm giá trở lại. Thay vào đó, điểm cắt lỗ tối ưu là điểm nằm trên mức kháng cự gần nhất với mô hình nến.
Lời kết
Trên đây là 3 lỗi thường gặp khi giao dịch với Inside Bar, không chỉ riêng bạn mà rất nhiều trader khác đang mắc phải. Việc tìm ra các lỗi và biết cách phòng tránh là điều các nhà giao dịch cần làm để giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Ngoài ra, bạn có thể trau dồi, tìm hiểu thêm các kiến thức về chiến lược hành động giá, bằng cách theo dõi những bài viết mới nhất của chúng tôi! Chúc các bạn thành công!