Price Action là phương pháp phân tích kỹ thuật dễ sử dụng, đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao dựa trên hành động giá. Đặc biệt, khi kết hợp với các chiến lược giao dịch khác thì tỷ lệ thành công càng nhân lên gấp bội. Bài viết dưới đây PriceAction.com.vn không chỉ minh chứng cho điều này mà còn chia sẻ đến nhà đầu tư top 3 chiến lược giao dịch với Price Action hiệu quả nhất! Hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Price Action là gì?
Price Action (hành động giá) là phương pháp phân tích kỹ thuật chỉ dựa vào chuyển động giá của thị trường mà không cần tới bất kỳ chỉ báo nào. Nói cách khác, giao dịch với Price Action, trader chỉ cần quan tâm biến động giá của 1 tài sản và tiến hành vào lệnh.
Các thành phần cốt lõi khi phân tích hành động giá
Khi nghiên cứu về chiến lược giao dịch Price Action, nhà đầu tư đơn giản chỉ cần phân tích sự tương quan của thị trường hiện tại so với giá cả trong quá khứ để nhận định, đánh giá hướng đi tiếp theo của thị trường. Chính vì thế, dữ liệu duy nhất bạn cần để ý chính là đồ thị giá. Và các thành phần cốt lõi đáng quan tâm nhất bao gồm:
- Phân tích biểu đồ: là yếu tố quan trọng hàng đầu khi sử dụng phương pháp Price Action để có thể đưa ra dự đoán xu hướng một cách chính xác hơn. Khi phân tích biểu đồ, trader cần kết hợp phân tích đa khung thời gian, xác định được các vùng giá quan trọng, các key level, kháng cự, hỗ trợ,…
- Tín hiệu giao dịch: là các mẫu hình nến được hình thành trước đó và cả ở hiện tại. Dựa vào hàng loạt những tín hiệu giao dịch này, nhà đầu tư có thể nắm bắt được tâm lý thị trường một cách nhanh chóng hơn.
- Kiểm tra vị thế: sau khi phân tích biểu đồ và các tín hiệu giao dịch, trader cần phải kiểm tra lại xem thời cơ đặt lệnh đã chín muồi hay chưa, cần xác định vị thế vào lệnh đẹp nhất để đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả.
- Khả năng dự báo: thể hiện kinh nghiệm, khả năng tư duy, phân tích thị trường của nhà đầu tư. Đây là lúc quyết định bạn có thể đưa ra dự báo chính xác dựa trên thông tin bạn có trên biểu đồ không?
Các công cụ phân tích Price Action
Mô hình nến
Bộ tam quyền lực: Inside Bar, Pin Bar và Fakey là các mẫu hình nến quan trọng cho chiến lược giao dịch Price Action.
Mô hình nến Pin Bar

- Cấu tạo: thân nến nhỏ (đôi khi như một đường thẳng nằm ngang), một bóng nến dài, bóng nến còn lại rất ngắn hoặc thậm chí không có.
- Ý nghĩa: thể hiện sự từ chối giá của thị trường.
- Tín hiệu: đảo chiều mạnh mẽ.
Xem thêm: Pin Bar là gì? Cách giao dịch Price Action theo mẫu nến Pin Bar
Mô hình nến Inside Bar

- Cấu tạo: gồm ít nhất 2 nến, nến đứng trước là Mother Bar có thân to và dài, ôm trọn những cây nến đứng sau có thân nhỏ hơn.
- Ý nghĩa: thị trường đang tích lũy, thể hiện sự do dự giữa phe mua và phe bán
- Tín hiệu: tiếp diễn hoặc đảo chiều (tiếp diễn mạnh mẽ hơn)
Mô hình nến Fakey

- Cấu tạo: Fakey mẫu mô hình 4 nến, là sự kết hợp của Inside Bar và nến phá vỡ giả (false breakout).
- Ý nghĩa: thể hiện sự phá vỡ giả, giá nhanh chóng đảo chiều và đi ngược hướng với chiều của cây nến phá vỡ trước đó.
- Tín hiệu: tiếp diễn hoặc đảo chiều (tín hiệu tiếp diễn mạnh mẽ hơn).
Xem thêm: Mô hình Fakey là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Fakey
Trendline

Trendline hay đường xu hướng là một đường thẳng nối đỉnh với đỉnh, đáy với đáy lại với nhau với mục đích là dựa vào giá quá khứ để nhận định xu hướng thị trường trong tương lai.
Xem thêm: Trendline là gì? Làm thế nào để vẽ đường Trendline chính xác nhất?
Có 2 loại đường xu hướng
- Đường xu hướng tăng (Uptrend): hình thành khi thị trường trong xu hướng tăng và tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Nối các đỉnh hoặc các đáy này lại sẽ được đường xu hướng tăng.
- Đường xu hướng giảm (Downtrend): hình thành khi thị trường trong xu hướng giảm và tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nối các đỉnh hoặc các đáy này lại sẽ được đường xu hướng giảm.
Kháng cự/hỗ trợ

Kháng cự, hỗ trợ là vùng tranh chấp mạnh mẽ giữa phe mua và phe bán. Trong đó:
- Kháng cự là vùng mà giá khó có thể tăng cao hơn nữa và có xu hướng đảo chiều giảm. Tuy nhiên, không phải thấy kháng cự là trader đặt lệnh Sell, mà phải chờ giá thực sự phá vỡ qua đây mới tiến hành vào lệnh.
- Hỗ trợ là vùng mà giá khó có thể giảm xuống thấp hơn nữa và có xu hướng đảo chiều tăng. Cũng tương tự như kháng cự, trader cũng phải chờ giá phá vỡ qua hỗ trợ, an toàn hơn là chờ giá re-test lại vùng này mới tiến hành đặt lệnh mua (Buy) hoặc đóng lệnh bán (Sell) trước đó.
Qua đó, chúng ta có thể thấy hỗ trợ, kháng cự là một trong những công cụ phân tích hành động giá quan trọng, cung cấp những tín hiệu đáng tin cậy để giao dịch Price Action đạt hiệu quả tốt hơn.
Xem thêm: Key Level là gì? Top các sai lầm trader hay mắc phải khi xác định Key Level
Thiết lập giao dịch Price Action
Việc thiết lập giao dịch theo hành động giá được thực hiện theo một quá trình gồm nhiều bước bao gồm: phân tích thị trường, xác định mục tiêu, chờ tín hiệu dự đoán, kiểm tra khả năng giao dịch và đặt lệnh.
Bước 1: Phân tích và xác định cấu trúc thị trường
Là việc xác định xem thị trường đang trong một xu hướng tăng, giảm hay đi ngang, hoặc xác định các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ quan trọng.
Bước 2: Xác định mục tiêu, vị trí mà bạn mong đợi một tín hiệu giao dịch xảy ra
Sau khi xác định được cấu trúc thị trường, tiếp theo trader tiến hành phân tích và dự đoán các vị trí mà thị trường sẽ tiếp diễn, đảo chiều, các vùng có khả năng xảy ra tranh chấp.
Bước 3: Chờ tín hiệu giao dịch
Khi đã xác định được mục tiêu, vị trí mà bạn cho rằng tại đó có khả năng sẽ vào lệnh, thì điều tiếp theo cần làm là bạn nên chờ đợi tín hiệu. Nếu có tín hiệu (mô hình nến) xuất hiện ở vị trí dự đoán hoặc rất gần với nó, thì bạn có thể an tâm hơn để thực hiện giao dịch.
Bước 4: Đánh giá tiềm năng giao dịch
Lúc này bạn không nên nóng vội đặt lệnh ngay, thay vào đó hãy đánh giá, kiểm tra giao dịch có đủ tiềm năng sinh lời hay không. Bạn phải tính toán được xác suất sinh lời cần lớn hơn rủi ro (tỷ lệ R:R lớn hơn 1) thì mới tiến hành giao dịch.
Bước 5: Đặt lệnh – Đặt cắt lỗ (stop loss) – Đặt chốt lời (take profit)
Nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, bạn nên đặt stop loss và take profit phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Top 3 chiến lược giao dịch với Price Action hiệu quả
Price Action là phương pháp giao dịch đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vận dụng chính xác và thành công 100%. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ top 3 chiến lược giao dịch với Price Action hiệu quả nhất mà trader cần biết:
Chiến lược Price Action theo xu hướng dựa vào các cú hồi giá (Pullback)
Pullback (hay giá điều chỉnh, giá thoái lui) được hiểu là các giai đoạn giá tạm thời đi ngược với xu hướng chính (có thể tăng hoặc giảm) nhằm điều chỉnh giá và sau đó quay trở lại xu hướng cũ.

Ví dụ: Theo biểu đồ EURUSD khung thời gian D1, khi thị trường đang trong xu hướng tăng và giá liên tục thoái lui tạo nên ngưỡng hỗ trợ mạnh, các điểm pullback này chính là tín hiệu cho thấy trader nên vào lệnh Buy. Hơn nữa, tại các điểm pullback lại xuất hiện thêm tín hiệu hành động giá như mô hình nến Pin Bar thì khả năng thị trường tăng giá càng mạnh mẽ.
Chiến lược Price Action đảo chiều
Chiến lược Price Action đảo chiều là việc trader phải xác định được những vùng hỗ trợ, kháng cự mạnh. Tại đó, mức giá sẽ rất khó bị phá vỡ và sự đảo chiều có khả năng xảy ra mạnh mẽ. Đây là một trong những phương pháp giao dịch được rất nhiều trader vận dụng để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, để tránh trường hợp các vùng giá quan trọng xảy ra các tín hiệu False Break (phá vỡ giả), trader nên kết hợp thêm các tín hiệu hành động giá như Pin Bar, Inside Bar, Fakey,…

Ví dụ: Theo biểu đồ EURUSD tại khung thời gian H4, sau khi đã xác định được vùng hỗ trợ, kháng cự, thị trường retest ít nhất 2 lần chứng tỏ đây là ngưỡng kháng cự mạnh. Đồng thời, tại vùng giá này xuất hiện nến Pin Bar đuôi dài thì càng tăng xác suất thị trường đảo chiều.
Chiến lược Price Action phá vỡ (breakout)
Breakout là hiện tượng giá vượt qua khỏi một vùng mà chúng từng thử đi, thử lại, test đi, test lại vùng này rất nhiều lần .
Có 2 cách giao dịch với Price Action phá vỡ:
- Vào lệnh ngay khi breakout khỏi ngưỡng kháng cự, hỗ trợ: trader cần xác định thị trường hiện tại đang trong xu hướng tăng (bullish) hay xu hướng giảm (bearish). Khi giá đã phá vỡ, vượt qua khỏi vùng kháng cự, hỗ trợ thì trader tiến hành vào lệnh. Tuy nhiên, cách này khá mạo hiểm vì rất dễ dính bẫy phá vỡ giả hoặc bị quét cắt lỗ (như hình dưới).

- Vào lệnh ngay khi giá breakout khỏi các vùng quan trọng: cách vào lệnh này cũng tương tự như cách trên, nhưng chỉ khác là trader không vào lệnh ngay khi giá phá vỡ kháng cự, hỗ trợ mà đợi một nhịp giá retest lại vùng này và tiến hành vào lệnh. Đây là cách được rất nhiều trader ưa thích vì ít rủi ro, cũng như lợi nhuận thu về thường lớn hơn so với cách vào lệnh khi giá vừa phá vỡ.

Ưu nhược điểm chiến lược Price Action
Ưu điểm
- Dễ tiếp cận, dễ học hỏi: với phương pháp Price Action, trader chỉ cần nhìn vào biểu đồ giá mà không cần quan tâm đến bất kỳ một công cụ hay chỉ báo nào khác.
- Giúp giao dịch đơn giản hơn bao giờ hết: với công cụ duy nhất là biểu đồ giá, bạn có thể tìm ra được những yếu tố tinh túy nhất của thị trường. Càng đơn giản bao nhiêu, nhà đầu tư càng dễ đi sâu vào phân tích tâm lý thị trường bấy nhiêu.
- Phản ánh nhanh chóng và kịp thời những biến động giá trên thị trường: điểm mạnh lớn nhất của phương pháp Price Action so với các chỉ báo kỹ thuật khác là Price Action có thể giúp các nhà đầu tư có cơ hội đón đầu một đợt biến động lớn của thị trường.
Nhược điểm
- Mang tính chất chủ quan: cách xác định vùng hỗ trợ, kháng cự tùy thuộc vào kỹ năng của mỗi nhà đầu tư khác nhau. Nên giao dịch theo trường phái Price Action phụ thuộc khá nhiều vào năng lực phân tích thị trường từng nhà đầu tư.
- Rủi ro không hề nhỏ: thị trường forex là nơi biến động không ngừng nghỉ, nên việc sử dụng bất kỳ phương pháp giao dịch nào cũng sẽ mang tính 2 mặt là lợi nhuận và rủi ro. Nếu không có chiến lược cụ thể và kế hoạch quản lý vốn hiệu quả, thị trường sẽ đánh úp bạn bất cứ lúc nào. Chính vì thế, hãy trang bị cho mình nguồn kiến thức vững chắc, điều chỉnh tâm lý giao dịch để nâng cao cơ hội chiến thắng thị trường.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ về Price Action cũng như chiến lược giao dịch với Price Action hiệu quả. Tuy nhiên, không phải chiến lược nào cũng đảm bảo tính chính xác 100%, để hạn chế rủi ro nhất có thể, hãy trau dồi thật nhiều kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm để định hình cho mình một phong cách giao dịch hoàn hảo nhất nhé! Chúc các bạn thành công!