Price Action là phương pháp phân tích hành động giá, giúp trader dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường. Chính vì Price Action đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, nên được rất nhiều trader ưa thích sử dụng. Bài viết dưới đây PriceAction.com.vn sẽ chia sẻ thêm một số mẹo giao dịch với Price Action sao cho hiệu quả nhất! Hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Giao dịch Price Action là gì?
Giao dịch Price Action – hành động giá là thuật ngữ đề cập đến việc đưa ra các quyết định giao dịch chỉ dựa vào biểu đồ “trần” mà không sử dụng chỉ báo kỹ thuật hay bất kỳ dữ liệu nào khác. Nói đơn giản, khi giao dịch Price Action nhà đầu tư chỉ cần dựa vào các mẫu hình nến, mô hình giá, hỗ trợ/kháng cự,… để phân tích nhằm phán đoán, tìm ra hướng đi tiếp theo của thị trường.
Dựa vào biểu đồ giá, các dữ kiện được cung cấp bao gồm:
- Cơ cấu thị trường
- Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự
- Phạm vi, xu hướng
- Giá và các mẫu hình nến
- Breakout & Fakeout – Phá vỡ và phá vỡ giả
Xem thêm: Price Action là gì? Các mô hình nến phổ biến trong giao dịch Price Action
4 mẹo để giao dịch với Price Action hiệu quả nhất
Đừng chăm chăm nhìn vào các mẫu hình nến!
Với hầu hết các trader theo trường phái Price Action, mẫu hình nến được ví như kim chỉ nam giúp họ đưa ra quyết định chính xác khi giao dịch. Vì chúng cung cấp khá đầy đủ thông tin về giá trong một phiên giao dịch. Thế nhưng, nếu trader xem nến là lý do duy nhất để tham gia giao dịch, bạn sẽ rơi vào tình thế thụ động và rất dễ vấp phải bẫy của thị trường. Chính vì thế, bạn không nên quá lệ thuộc hay tin tưởng mù quáng vào các mẫu hình nến. Hãy quan sát ví dụ sau để hiểu rõ hơn:

Biểu đồ EURUSD khung thời gian H1, nếu chỉ dựa vào tín hiệu nến để giao dịch, thì ngay khi cây nến Pin Bar giảm với đuôi khá dài xuất hiện, trader sẽ vào lệnh Sell. Nhưng trên thực tế cho thấy, giá ngay sau đó đã tăng lên và lệnh bị thất bại.
Trong trường hợp này, nếu biết cách sử dụng các công cụ khác và áp dụng chiến lược quản lý vốn thì bạn sẽ thu về được kết quả tốt hơn.
Tập trung vào biểu đồ với hành động giá trong quá khứ
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm tra vị thế vào lệnh có hợp lý hay không là nhìn vào lịch sử giá trong quá khứ. Theo đó, nếu thị trường đang trong một xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt, hoặc các giai đoạn giá liên tục điều chỉnh tạo thành các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh trong quá khứ, trader có thể dựa theo vùng giá quan trọng đó kết hợp với tín hiệu hành động giá ở hiện tại để xác định thời điểm và vị trí vào lệnh hợp lý.
Ví dụ:

EURUSD trên khung thời gian D1, có thể thấy thị trường đang hình thành xu hướng tăng rõ rệt, sau đó nến Pin Bar xuất hiện dự báo tín hiệu đảo chiều, đây là tín hiệu giao dịch tiềm năng để trader tiến hành vào lệnh.
Tuy nhiên, đôi khi các tín hiệu xuất hiện quá nhiều trong quá khứ, đặc biệt tại khu vực giá đi ngang sẽ gây nhiễu, cho tín hiệu giao dịch không chính xác. Hơn nữa, khi giao dịch trong điều kiện thị trường này, hạn chế lớn nhất là thị trường lên xuống liên tục, đôi khi cứ 1 cây xanh lại 1 cây đỏ, nên rất dễ bị quét lỗ. Đặc biệt, nếu hold lệnh thì phí swap (lãi suất qua đêm) tài khoản sẽ bị ngốn một khoản kha khá. Lời khuyên dành cho bạn là nên chờ đợi thị trường hình thành xu hướng rõ ràng mới thiết lập giao dịch sẽ đem lại hiệu quả cao hơn thay vì cứ “vào ra liên tục” khi thị trường sideway.

Tương tự, Vàng trên khung D1, chúng ta thấy rằng có rất nhiều tín hiệu (được tô vàng) hình thành tại khu vực tích lũy, như vậy rất khó để xác định được đâu là vị trí đẹp để vào lệnh. Hơn nữa, nếu giao dịch tại những tín hiệu này thì lợi nhuận mang về cũng không cao.
Xem thêm: Pin Bar là gì? Cách giao dịch Price Action theo mẫu nến Pin Bar
Top Down Analysis – Phân tích đa khung thời gian
Top Down Analysis trong Price Action được hiểu là phân tích thị trường từ góc độ khung thời gian lớn đến khung thời gian nhỏ, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho trader và giúp các chiến lược đạt hiệu quả cao hơn.
Trong thực tế, có rất nhiều trader bị lầm tưởng rằng họ sẽ kiếm lợi nhuận tốt nếu giao dịch nhiều liên tục tại khung thời gian nhỏ như M3, M5 hay thậm chí M1.. Đây là một ý tưởng sai lầm và có thể bỏ lỡ các cơ hội ngàn vàng trong các khung thời gian lớn, chưa kể nó có thể làm tiêu hao tiền bạc và quỹ thời gian quý báu của bạn.
Cách tốt nhất là nên kết hợp chúng lại với nhau, để bắt đầu, hãy tập trung phân tích thị trường từ các khung thời gian lớn (trên cùng), ví dụ như khung tuần nơi cung cấp khá nhiều thông tin bổ ích về thị trường. Sau khi thu thập được các thông tin quan trọng từ khung tuần, trader chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tìm kiếm các tín hiệu mạnh mẽ hơn cho xu hướng trước đó như khung ngày hoặc H4.
Ví dụ:

Từ ví dụ trên cho thấy, một vùng kháng cự là một tín hiệu tốt về hành động giá, khả năng cao giá sẽ đảo chiều giảm tại đây. Tuy nhiên, trader khoan nóng vội mà vào lệnh, để chắc chắn hơn nhà đầu tư nên kiểm tra tín hiệu ở khung thời gian H4.

H4 cho thấy cặp NZDUSD giá chạm ngưỡng kháng cự, sau đó giá retest nhưng không thành công, đồng thời tại đây xuất hiện nến Bearish Pin Bar cho thấy tín hiệu giảm càng mạnh mẽ và chắc chắn hơn.
Như vậy, trước hành động giá giảm, hầu hết các nhà giao dịch theo khung thời gian W1 sẽ nóng vội bán tháo tìm kiếm lợi nhuận hoặc cắt lỗ. Nhưng với các trader biết kết hợp các khung thời gian giao dịch và kiên nhẫn chờ đợi không chỉ có được lợi nhuận lớn hơn mà còn có thể hưởng lợi từ việc thị trường đảo chiều.
Tập trung giao dịch vào những cặp tiền có nhiều sự kiện
Một yếu tố rất quan trọng mà những trader giao dịch theo trường phái Price Action thường bỏ qua, đó là những chủ đề hot dựa vào các tin tức, sự kiện đang diễn ra trên thị trường . Điều bạn cần làm là bắt kịp xu hướng, lựa chọn sản phẩm hot để giao dịch, vì đây là lúc mà thị trường sẽ có thanh khoản cực tốt, và luôn có “sóng” để trader vào lệnh, như vậy sẽ nâng cao khả năng lợi nhuận được tốt hơn.
Ví dụ, trong giai đoạn tiền điện tử bắt đầu bùng nổ, hầu hết các sàn forex đều không cung cấp sản phẩm Bitcoin cho trader, chính vì thế nhiều trader đã phải mở tài khoản giao dịch ở các sàn Exchange như Binance nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Khi tiền điện tử bớt “hót hòn họt” thì đồng USD bắt đầu lên ngôi, đặc biệt là từ “Cuộc biểu tình của Trump”, điều này đã khiến cho USD trở nên nóng hơn bao giờ hết. Mọi giao dịch đều được đổ vào USD, và thời điểm đó đô la Mỹ trở thành loại tiền ưa thích. Chính vì thế, trader nên cập nhật thị trường, hãy giao dịch những gì bạn thấy, không phải những gì bạn nghĩ và xu hướng chính là bạn của bạn.

.
Ví dụ ở trên của EU cho thấy trong suốt các sự kiện liên quan tới Brexit làm EU nóng hơn bao giờ hết, vì thế những đà tăng hoặc giảm của EU là cơ hội tốt để trader giao dịch thuận xu hướng vừa kiếm được lợi nhuận vừa giảm thiểu rủi ro.
Qua đó, để giao dịch Price Action hiệu quả, nhà đầu tư nên bắt đầu tìm kiếm những thị trường “nóng” mà ở đó có khả năng sinh ra lợi nhuận cao. Đồng thời, đa dạng hóa danh mục sản phẩm đầu tư, loại bỏ những xu hướng không phù hợp để giao dịch hành động giá đạt hiệu quả tốt hơn.
Một số lưu ý khi giao dịch theo Price Action
Ngoài việc nắm rõ các mẹo giao dịch với Price Action, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
Kết hợp mẫu hình nến với hoàn cảnh thị trường
Nghĩa là không nên dựa vào mẫu hình nến là yếu tố duy nhất để đưa ra quyết định giao dịch, mà phải xem xét các yếu tố dưới đây:
- Cơ cấu giá hiện tại
- Dữ liệu giá trên các khung thời gian lớn hơn
- Sự dao động liên tục của giá
- Vị trí của giá thị trường so với các yếu tố kỹ thuật khác
- Cấu trúc thị trường như ngưỡng kháng cự, hỗ trợ, đường trendline,…
Sử dụng biểu đồ hàng tuần (W1) để thu thập thông tin
Vì biểu đồ hàng tuần cung cấp nhiều giá trị, các chi tiết quan trọng mà bạn có thể bỏ lỡ ở khung thời gian lớn như:
- Các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh
- Các đặc điểm kỹ thuật như đường trendline, mô hình tam giác,…
- Cấu trúc thị trường: giá đang theo xu hướng nào, giá đang ở đâu trong vùng giá quan trọng,…
- Một tín hiệu giao dịch: mô hình nến, một số sự kiện hành động giá
Đôi khi, trader có thể thử chuyển từ khung W1 xuống khung H1 cho giao dịch swing (dài hạn) trong trường hợp chiến lược xây dựng phân tích từ trên xuống diễn ra mạnh mẽ.
Phân tích dữ liệu giá trước đó
Để kiểm tra điều kiện thị trường, trader có thể nhìn vào lịch sử giá gần nhất để phát hiện các cấu trúc thị trường, xu hướng, vùng giá quan trọng,… rồi mới bắt đầu vào lệnh. Tuy nhiên, nếu cảm thấy chưa an toàn, bạn có thể chờ đợi tín hiệu khác đáng tin cậy hơn.
Xác định thời gian để tìm điểm vào lệnh thích hợp
Thời gian đưa là yếu tố cần được cân nhắc khi giao dịch Price Action. Thông thường, trader chỉ cần “bóp cò” tại vị trí đã được xác định mà không xem xét đến vấn đề thời gian, nên dễ bỏ qua những cơ hội đột phá. Tính đột phá ở đây là những cú nhảy tuyệt vời, giúp bạn nhân đôi lợi nhuận. Nhưng nếu điểm entry quyết định giao dịch của bạn không đúng, có thể sẽ khiến tài khoản bị thâm hụt khá nhiều.
Lời kết
Giao dịch theo Price Action là phương pháp giúp trader phát hiện các tín hiệu của thị trường, cải thiện việc ra quyết định và hạn chế rủi ro đáng kể. Nắm vững các tips giao dịch hiệu quả với phương pháp này sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm những kiến thức, kỹ năng đồng thời nâng cao trình độ giao dịch của bản thân. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé! Chúc các bạn thành công trên hành trình giao dịch!