Fakey là mô hình được rất nhiều nhà đầu tư giao dịch theo trường phái Price Action ưa chuộng, bởi tính đơn giản, dễ xác định và đem lại hiệu quả cao. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của PriceAction.com.vn để nắm rõ về mô hình Fakey và cách giao dịch hiệu quả với mô hình Fakey bạn nhé!
Mô hình Fakey là gì?
Fakey, mẫu mô hình 4 nến, là sự kết hợp của Inside Bar và nến phá vỡ giả (false breakout). Nghĩa là sau Inside Bar sẽ xuất hiện thêm một nến phá vỡ giả, tuy nhiên cây nến tiếp theo (cây nến thứ 4) lại cho thấy giá nhanh chóng đảo chiều và đi ngược hướng với chiều của cây nến phá vỡ trước đó.
Khi đó, nếu xuất hiện cây nến giảm (cây thứ 4) thì khả năng cao giá tiếp tục xu hướng giảm, ngược lại nếu xuất hiện cây nến xanh (cây thứ 4) giá sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, trong Price Action, Fakey mang 2 ý nghĩa: mô hình tiếp diễn hoặc mô hình đảo chiều.
Đặc điểm của mô hình nến Fakey
- Mô hình Fakey bao gồm 4 nến: mother bar, inside bar, nến phá vỡ mother bar, nến đảo chiều sự phá vỡ
- Fakey chỉ xuất hiện sau khi Inside Bar hình thành
- Fakey chỉ là sự phá vỡ giả, sau đó giá sẽ đảo chiều khi giá vượt khỏi đỉnh hoặc đáy của nến Mother Bar
Các mô hình nến Fakey phổ biến
Mô hình nến Fakey được chia thành 2 loại: Bullish Fakey (Fakey tăng) và Bearish Fakey (Fakey giảm).
Mô hình nến Bullish Fakey
Bullish Fakey hình thành báo hiệu sự tăng giá trong một xu hướng giảm giá. Nghĩa là thông thường thị trường sẽ tiếp tục diễn biến theo xu hướng của cây nến thứ 4 (nến đảo chiều). Trong trường hợp này, trader có thể cân nhắc đặt lệnh Buy (mua).
Mô hình nến Bearish Fakey
Bearish Fakey thường xuất hiện trong một xu hướng tăng giá. Hơn thế nữa, cơ hội sinh lời của trader càng được nâng cao khi mô hình nến Fakey hình thành trong khu vực kháng cự – một dấu hiệu đảo chiều rất mạnh trên thị trường.
Biến thể của mô hình Fakey
Ngoài 2 dạng Fakey chúng tôi giới thiệu phía trên, mẫu nến này còn có thêm 1 số biến thể khác như Fakey với Pin Bar chẳng hạn.
Biến thể 1: Fakey + Pinbar
Biến thể 2: Fakey kết hợp với các dạng nến khác
Loại biến thể này có đặc điểm tương tự như mô hình Fakey với Pin Bar. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở chỗ cây nến phía sau không phải là Pin Bar, mà sẽ có râu nến dài và thân nến to gấp 2 lần thân nến của cây nến Pin Bar.
Cả 2 biến thể đều báo hiệu một cú phá vỡ giả và thị trường sẽ giật mạnh sau đó.
Ý nghĩa của mô hình nến Fakey
Mô hình nến Fakey được hình thành có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính, đó là do sự tác động của các ông lớn (cá mập) và sự phản ứng của thị trường khi xuất hiện một tin tức, sự kiện quan trọng. Cụ thể:
- Sự tác động của các ông lớn – “cá mập”
- Đối với Bullish Fakey: khi giá vượt qua khỏi đáy Mother Bar (tức là Inside Bar bị phá vỡ), lúc này các trader nhỏ lẻ, hoặc trader mới chưa am hiểu nhiều về thị trường sẽ ngay lập tức vào lệnh Sell. Nhưng họ không thể ngờ rằng, đây chính là một cái bẫy đã được thiết lập sẵn. Khi thời cơ đến, các “cá mập” bắt đầu tập trung lực lượng để mua (Buy) với giá thấp và tiếp tục đẩy giá lên cao hơn nữa. Như vậy, các “cá mập” đã loại bỏ được phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ ra khỏi cuộc chơi.
- Đối với Bearish Fakey: khi giá vượt qua khỏi đỉnh Mother Bar (tức là Inside Bar bị phá vỡ), lúc này trader sẽ đồng loạt Buy. Tương tự như vậy, đây cũng chính là mồi nhử của những ông lớn tung ra. Khi giá tăng lên, họ sẽ bán (Sell) với khối lượng khủng và bất ngờ đẩy giá xuống thấp.
- Phản ứng của thị trường khi xuất hiện một tin tức, sự kiện quan trọng
Mô hình Fakey được hình thành khi thị trường phản ứng với một tin tức, sự kiện quan trọng xuất hiện được hiểu đơn giản như sau:
Tin tức hay sự kiện quan trọng là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến giá cả trên thị trường. Khi tin ra giá sẽ biến động rất mạnh, sau một khoảng thời gian nhất định thị trường sẽ ổn định trở lại, giá sẽ quay lại xu hướng ban đầu, coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Đó cũng là lí do vì sao mô hình Fakey được hình thành.
Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Fakey
Mô hình nến Fakey có thể giao dịch hiệu quả trong bất kỳ điều kiện thị trường nào, ngoại trừ trong thị trường biến động mạnh. Đây chính là lý do vì sao chúng tôi thường khuyên trader nên hạn chế giao dịch vào thời điểm ra tin.
Ngoài ra, Fakey còn được sử dụng trong thị trường có xu hướng rõ ràng hoặc cung cấp tín hiệu đảo chiều nếu mô hình Fakey xuất hiện tại các vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng.
Cùng theo dõi một số ví dụ dưới đây, để nắm rõ cách vào lệnh, cắt lỗ khi giao dịch với Fakey.
Trường hợp mô hình Fakey cơ bản xuất hiện tại ngưỡng hỗ trợ
(Nguồn: Learntothemarket.com)
- Điểm vào lệnh: canh Buy tại giá đóng cửa của cây nến đảo chiều (nến thứ 4).
- Điểm cắt lỗ: đặt dưới mức giá thấp nhất của cây nến phá vỡ giả một vài pips (tùy thuộc spread của từng sàn).
- Take profit: theo tỷ lệ R:R là 1:2. 1:3,… tùy theo mục tiêu lợi nhuận của từng trader
Trường hợp mô hình Fakey xuất hiện tại ngưỡng kháng cự
(Nguồn: Learntothemarket.com)
- Điểm vào lệnh: canh Sell tại giá đóng cửa của cây nến đảo chiều (nến thứ 4).
- Điểm cắt lỗ: đặt trên mức giá cao nhất của cây nến phá vỡ giả một vài pips (tùy thuộc spread của từng sàn).
- Take profit: theo tỷ lệ R:R là 1:2. 1:3,… tùy theo mục tiêu lợi nhuận của từng trader
Trường hợp biến thể Fakey với nến Pin Bar xuất hiện tại ngưỡng hỗ trợ
(Nguồn: Learntothemarket.com)
- Điểm vào lệnh: canh Buy tại giá đóng cửa của nến Pin Bar.
- Điểm cắt lỗ: đặt dưới giá thấp nhất nến Pin Bar, hoặc để an toàn nhất bạn có thể đặt trên ngưỡng hỗ trợ cách một vài pips (tùy theo spread từng sàn).
- Take profit: đặt theo tỷ lệ R:R là 1:2, 1:3,… tùy theo mục tiêu lợi nhuận của từng trader.
Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Fakey
- Fakey chắc chắn không mang lại hiệu quả tuyệt đối cho trader. Vì thế, nhà đầu tư đừng nên quá tin tưởng vào mô hình Fakey, mà phải tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức thật nghiêm túc.
- Nên kết hợp mô hình Fakey với các tín hiệu khác như Pin Bar, trendline, kháng cự, hỗ trợ,… để tăng mức độ tin cậy.
- Để đạt hiệu quả cao nhất, trader chỉ nên giao dịch khi mô hình Fakey xuất hiện tại các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh.
- Dù tín hiệu Fakey có mạnh như thế nào, đừng quên đặt stop loss, nhằm quản lý vốn và quản trị rủi ro một cách tốt nhất.
Lời kết
Fakey giống như tín hiệu đèn đỏ, cảnh báo trader tránh khỏi những “cú lừa” và những mối nguy hiểm trên thị trường ngoại hối. Nên mô hình Fakey là một mô hình nến quan trọng trong Price Action mà nhà đầu tư nào cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng để vận dụng hiệu quả vào giao dịch của mình. Chúc các bạn thành công!