Giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật và giao dịch theo Price Action là hai phương pháp đầu tư được rất nhiều trader ưa chuộng. Trong đó, mỗi phương pháp giao dịch sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của PriceAction.com.vn để lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp nhất nhé!
Giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật là gì?
Chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicator) được xem là những công thức tính toán dựa trên các dữ liệu trong quá khứ như giá, khối lượng, nhu cầu mua bán,… của một tài sản cụ thể để dự đoán biến động giá trong tương lai.

Các chỉ báo kỹ thuật tốt nhất cho trader
Tùy vào mục đích sử dụng mà các chỉ báo kỹ thuật được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Nhưng để phát huy tác dụng một cách tối đa nhất, trader nên kết hợp nhiều chỉ báo với nhau khi giao dịch. Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến và tốt nhất hiện nay dành cho trader bao gồm:
- Đường trung bình động MA (Moving Average): là chỉ báo cho phép nhận dạng xu hướng, thể hiện biến động, chỉ báo xu hướng giá của tài sản trong một khoảng thời gian.
- Dải Bollinger (Bollinger Bands): là chỉ báo cho phép đo lường độ biến động của giá cả. Cụ thể, Bollinger có cấu tạo bằng 3 dải băng, dựa trên công thức tính đường trung bình động giản đơn (SMA) từ đó đánh giá mức độ biến động của giá cả.
- Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (Đường MACD): là một trong những chỉ báo động lượng giúp các nhà phân tích kỹ thuật nhìn thấy hướng đi và độ mạnh của xu hướng giá.
Ngoài ra, còn có thể kể đến: chỉ báo khối lượng cân bằng (On-Balance Volume – OBV), đường tích lũy/phân phối (Accumulation/Distribution Line – A/D), chỉ báo định hướng trung bình (Average Directional Index – ADX), chỉ báo Aroon, chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI),…
Giao dịch theo Price Action là gì?
Giao dịch theo Price Action (hành động giá) là phương pháp nhận định thị trường dựa trên sự phân tích biến động của giá. Với nhà giao dịch theo Price Action, giá cả là căn cứ, nguồn thông tin duy nhất của họ.

Các công cụ phân tích của phương pháp Price Action
- Phân tích hành động giá từ một cây nến: một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu tìm hiểu về phương pháp Price Action. Theo đó, mỗi cây nến là thành phần cấu tạo nhỏ nhất tạo nên các công cụ phân tích Price Action.
- Hỗ trợ, kháng cự: là các vùng giá thể hiện các đỉnh cao/đáy thấp của giá, tạo nên các khu vực mua bán tốt nhất trên thị trường.
- Các mẫu hình nến quan trọng của phương pháp Price Action: Inside Bar, Pin Bar, Fakey.
Ngoài ra, trader cũng có thể áp dụng một số chiến lược giao dịch như: giao dịch theo những cú pullback, giao dịch theo chiến lược đảo chiều, giao dịch theo chiến lược phá vỡ (breakout),…
Xem thêm: Nến Nhật là gì? Mô hình nến trong giao dịch Price Action
Tại sao có nhiều chỉ báo kỹ thuật nhưng bạn nên chọn PA?
Dù là một nhà giao dịch hành động giá, chúng tôi vẫn luôn đánh giá cao các giao dịch dùng chỉ báo kỹ thuật, nhưng không ủng hộ quan điểm “Bất kỳ chỉ báo nào cũng là chỉ báo tốt”. Vì khi sử dụng, nhiều trader thường mắc sai lầm cố gắng áp đặt thị trường phải đúng theo góc nhìn của họ. Hơn nữa, trader mới thường mắc tâm lý phụ thuộc vào chỉ báo mà quên mất một điều quan trọng rằng “Đường giá phản ánh tất cả”.
Một số chỉ báo kỹ thuật được nhiều trader sử dụng nhất hiện nay như RSI, Stochastic, MACD,… đôi khi cung cấp thông tin gây nhiễu, dễ “đánh lừa” trader. Không kể, như trên chúng tôi có nói công thức tính chỉ báo đều được chiết từ giá, nên nhà đầu tư muốn phân tích thị trường để nhận định xu hướng nhanh nhạy và chính xác nhất thì tại sao không dùng Price Action ngay từ đầu?
Tại sao Price Action là phương pháp phân tích kỹ thuật tốt nhất?
Khi phân tích hành động giá trader chỉ cần quan sát, đọc biểu đồ mà không cần dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật nào cả.

Sau đó, sử dụng các yếu tố của Price Action như mô hình nến, mô hình giá, tín hiệu giao dịch hình thành tại mức hỗ trợ, kháng cự, trendline,… để xác định điểm vào lệnh. Nhiệm vụ tiếp theo là chờ đợi sự hợp lưu của 2 trong 3 yếu tố hoặc cả 3 yếu tố như hợp lưu của trendline với mức hỗ trợ/kháng cự, hợp lưu của hỗ trợ/kháng cự với mô hình nến, hoặc hợp lưu của mô hình nến với trendline. Nếu xuất hiện những vùng hợp lưu này, thì bạn đã có điểm vào lệnh tiềm năng trong tay.
Xem thêm: Key Level là gì? Top các sai lầm trader hay mắc phải khi xác định Key Level
Lời kết
Như vậy, giao dịch theo chỉ báo hay Price Action, mỗi phương pháp đều có lợi thế riêng biệt và nếu được sử dụng đúng cách chúng đều mang lại hiệu quả nhất định. Vì vậy, trader phải tìm hiểu thật kỹ, nghiên cứu để lựa chọn ra phương pháp giao dịch phù hợp với bản thân và sử dụng chúng một cách đúng đắn nhất. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 phong cách giao dịch này, đồng thời vận dụng hiệu quả trên hành trình tìm kiếm lợi nhuận. Chúc các bạn thành công!