Inside Bar là một trong những mô hình nến cung cấp tín hiệu tiếp diễn mạnh mẽ đối với các nhà giao dịch theo trường phái Price Action. Tuy nhiên, đây là mô hình nến khá phức tạp với nhiều biến thể khác nhau, nên dễ khiến trader sa vào bẫy nếu không nắm vững kiến thức. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về Inside Bar là gì, cũng như cách giao dịch Price Action hiệu quả theo mẫu nến Inside Bar. Cùng theo dõi bạn nhé!
Inside Bar là gì?
Inside Bar là mô hình gồm 2 hoặc nhiều cây nến, với một cây nến to đứng trước ôm lấy một cây nến nhỏ. Trong đó, cây nến to được gọi là nến Mother Bar (nến mẹ), cây nến nhỏ là nến Inside Bar, khi ghép 2 cây lại sẽ trông giống như hình ảnh mẹ bồng con.
Mô hình Inside Bar cho thấy sự trì hoãn hoặc do dự trên thị trường, điều này cung cấp cho nhà đầu tư nhiều tín hiệu giá trị về thị trường trong tương lai.
Một mô hình Inside Bar tiêu chuẩn nghĩa là như thế nào?

Từ hình minh họa trên, có thể thấy các cây nến Inside Bar nằm gọn ghẽ ở giữa hoặc gần với mức giá cao/thấp nhất của cây nến Mother Bar. Nghĩa là chỉ cần cây nến Inside Bar phía sau nằm trọn bên trong cây nến Mother Bar, không nhất thiết phải nhất thiết phải 100% nằm giữa mới được cho là mô hình Inside Bar tiêu chuẩn.
Các biến thể của mô hình nến Inside Bar
Inside Bar có rất nhiều biến thể mở rộng khác nhau, mỗi biến thể đều có đặc thù riêng, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn 4 dạng mẫu hình Inside bar phổ biến nhất hiện nay hiện nay.
Inside Bar đa nến

Inside Bar đa nến là biến thể mở rộng của mô hình nến Inside Bar gồm 3 nến, 4 nến hoặc thậm chí nhiều hơn đứng đằng sau nến Mother Bar (nến mẹ).
Về cơ bản, Inside Bar đa nến biểu thị sự phân vân giữa 2 phe và khi càng có nhiều nến đứng sau càng cho thấy sự do dự này diễn ra trong khoảng thời gian dài, đồng nghĩa, khi giá đảo chiều sẽ có sự phá vỡ cực kỳ mạnh mẽ.
Inside Bar lồng nhau – Coiling Inside Bar

Inside Bar lồng nhau là mô hình gồm 2 hoặc nhiều cây nến Inside Bar lần lượt lồng vào nhau theo chiều hướng giảm dần. Những cây nến đứng phía sau từ phần đỉnh đến phần đáy nến sẽ bị bao trọn bởi cây nến đứng trước đó.
Mô hình Inside Bar lồng nhau cho thấy thị trường tích lũy thời gian dài và đang chịu lực nén để chuẩn bị cho sự bùng nổ giá để rồi đẩy giá đi xa. Khi mô hình càng có nhiều cây nến con phía sau lồng vào nhau thì sự bộc phá càng lớn, giá có thể chạy từ vài chục pips đến vài trăm pips là chuyện hết sức bình thường.
Fakey Inside Bar – Inside Bar false Break Out

Fakey Inside Bar – một biến thể khá quan trọng trong mẫu hình Inside Bar, là sự kết hợp của Inside Bar với phá vỡ giả (false breakout). Nên khi Fakey Inside Bar xuất hiện thì giá đã breakout khỏi mô hình Inside Bar, tuy nhiên sau đó đi theo hướng ngược lại. Rất nhiều trader đã bị thị trường lừa ở chỗ này bởi thực tế đây chỉ là phá vỡ giả, và giá sẽ nhanh chóng “quay xe” như chưa từng có chuyện gì xảy ra!
Xem thêm: Mô hình Fakey là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Fakey
Inside Bar kết hợp Pin Bar

Inside Bar kết hợp Pin Bar gồm một cây nến Pin Bar được bao bọc bởi 1 cây nến Mother Bar trước đó. Sự xuất hiện của Pin Bar cho thấy xu hướng tiềm năng tiếp theo của thị trường.
Đây được xem là biến thể Inside Bar dự báo đảo chiều mạnh mẽ nhất, vì nó thể hiện thị trường đang trong trạng thái tích lũy và sắp phá vỡ theo xu hướng nào đó.
Xem thêm: Pin Bar là gì? Cách giao dịch Price Action theo mẫu nến Pin Bar
Giao dịch Price Action theo mẫu nến Inside Bar
Tùy thuộc vào tính chất của từng mô hình, trader sẽ có những cách giao dịch khác nhau. Còn đối với Inside Bar, mô hình này được giao dịch theo 2 cách:
- Giao dịch Inside Bar trong xu hướng tiếp diễn
- Giao dịch Inside Bar trong xu hướng đảo chiều
Giao dịch Inside Bar trong xu hướng tiếp diễn
Trường hợp 1: Thị trường trong xu hướng giảm

Cặp EURUSD trên khung thời gian H4, khi thị trường đang hình thành xu hướng giảm và xuất hiện mô hình nến Inside Bar, trader thực hiện giao dịch như sau:
- Điểm vào lệnh: canh Sell tại mức giá đóng cửa của cây nến phá vỡ mô hình Inside Bar.
- Điểm cắt lỗ: đặt trên mức giá cao nhất của nến mother bar một vài pips (tùy vào spread từng sàn).
- Điểm cắt lời: tùy vào mục tiêu lợi nhuận của từng trader hoặc đặt theo tỷ lệ R:R là 1:2.
Trường hợp 2: Thị trường trong xu hướng tăng

Vẫn ví dụ về cặp EURUSD tại khung H4, khi thị trường đang hình thành xu hướng tăng và xuất hiện mô hình nến Inside Bar, trader thực hiện giao dịch như sau:
- Điểm vào lệnh: canh Buy tại mức giá đóng cửa của cây nến phá vỡ mô hình Inside Bar.
- Điểm cắt lỗ: đặt dưới mức giá thấp nhất của nến mother bar một vài pips (tùy vào spread từng sàn).
- Điểm cắt lời: tùy vào mục tiêu lợi nhuận của từng trader hoặc đặt theo tỷ lệ R:R là 1:2.
Giao dịch Inside Bar trong xu hướng đảo chiều
Như đã nhắc đến trước đó, Inside Bar là một trong những mô hình nến cung cấp tín hiệu tiếp diễn mạnh mẽ. Vì thế, để giao dịch Inside Bar theo xu hướng đảo chiều trader thì cần kết hợp Inside Bar với các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh. Bởi vì ở những vùng kháng cự hay hỗ trợ này thì mức giá thường sẽ phản ứng rất mạnh, không những vậy tâm lý của các trader cũng được thể hiện rất rõ.
- Inside bar xuất hiện ở vùng hỗ trợ: báo hiệu thị trường sẽ quay đầu tăng mạnh lên sau đó.
- Inside Bar xuất hiện ở vùng kháng cự: tín hiệu thị trường sẽ quay đầu và giảm mạnh.

Nhìn ví dụ phía trên của vàng, có thể thấy thị trường đang trong 1 xu hướng giảm, khi nến Inside Bar xuất hiện tại ngưỡng hỗ trợ sau 3 lần giá re-test ở vùng này, đã khiến vàng đảo chiều và tăng mạnh trở lại. Lúc này bạn có thể tiến hành vào lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh (cả 2 trường hợp): ngay tại mức giá đóng cửa của cây nến retest. (trader tiến hành vào lệnh khi giá phá vỡ mô hình và retest lại).
- Điểm cắt lỗ (stop loss): nếu giá đảo chiều giảm thì đặt tại đỉnh của nến Mother Bar, ngược lại giá đảo chiều tăng đặt cắt lỗ tại đáy của nến mẹ cách một vài pip (hoặc dưới ngưỡng hỗ trợ).
- Điểm chốt lời (take profit): theo tỷ lệ R:R là 1:2 hoặc 1:3 tùy vào mục tiêu lợi nhuận.
Những lưu ý khi giao dịch theo Inside Bar
- Mô hình nến Inside Bar hoạt động hiệu quả nhất trong khung thời gian D1, vì thông tin ít bị nhiễu. Không kể, từ khung ngày chúng ta có thể đối chiếu xuống các khung nhỏ hơn như H1, H4 để quan sát sự tích lũy và nhận biết các tín hiệu phá vỡ một cách rõ ràng nhất.
- Các thanh nến nằm bên trong Mother Bar càng thấp bé và nhỏ thì hiệu quả giao dịch với mô hình càng lớn. Đặc biệt, với các cây nến hình thành có độ dài giảm dần, nến sau thấp và nằm trọn trong nến trước đó thì cơ hội giao dịch Inside Bar có xác suất càng cao.
- Trường hợp nến Inside Bar và Mother Bar có sự chênh lệch không đáng kể rất dễ tạo nên tín hiệu sai cho trader và gây khó khăn trong các giao dịch cũng như việc quản lý rủi ro.
- Mô hình nến Inside Bar sẽ mang lại độ tin cậy cao hơn khi xuất hiện tại khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ.
- Lưu ý khi giao dịch với mẫu hình phá vỡ giả Fakey Inside Bar, đây là mô hình rất khó để nhận biết và dễ bị “một cú lừa” từ thị trường.
Lời kết
Inside Bar là mô hình nến cơ bản và phổ biến đối với các nhà giao dịch theo trường phái Price Action. Tuy nhiên, để giao dịch đạt hiệu quả cao, bạn cần hiểu rõ bản chất cũng như cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới mô hình nến này, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng nhất nhé! Chúc các bạn thành công!