PriceAction.com.vn
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến Thức
  • Phân Tích
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Kiến Thức
  • Phân Tích
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
No Result
View All Result
PriceAction.com.vn
No Result
View All Result
Home Kiến Thức

Hướng dẫn chi tiết cách phân tích biểu đồ trần không cần chỉ báo

priceaction by priceaction
17 Tháng Năm, 2022

Chiến lược giao dịch Price Action là một khởi đầu tuyệt vời cho các trader mới bước chân vào thị trường Forex, Chứng Khoán, Vàng,… bởi nhà đầu tư chỉ sử dụng duy nhất biểu đồ giá thuần túy để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch mà không cần bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng Price Action sao cho hiệu quả, bài viết dưới đây PriceAction.com.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cách phân tích biểu đồ “trần” không cần chỉ báo. Cùng theo dõi nhé!

Biểu đồ trần là gì?

Biểu đồ trần được xem là xương sống của Price Action giúp nhà đầu tư quan sát và đọc chuyển động giá một cách dễ dàng hơn mà không cần đến các chỉ báo kỹ thuật chằng chịt vừa khó hiểu vừa khó sử dụng. 

Hãy nhìn vào 2 ví dụ thực tế dưới đây để thấy được sự khác biệt này!

Tất cả những gì mà biểu đồ trên thể hiện là biến động giá của Vàng, không có bất kỳ chỉ báo nào ngoài hành động giá thuần túy. Rõ ràng đây là biểu đồ ít lộn xộn và ít gây sự nhầm lẫn nhất cho trader. Chỉ cần bạn biết cách “đọc vị” hành vi giá là hoàn toàn có thể giao dịch được rồi. 

Ngược lại, nhìn vào biểu đồ này, có thể thấy rằng nó khá phức tạp và khó hiểu khi sử dụng thêm các chỉ báo MACD, Bollinger,… sẽ khiến trader phân tán sự tập trung, bỏ lỡ nhiều cơ hội giao dịch tốt.

Xem thêm: Giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật với giao dịch theo Price Action, nên chọn cách nào?

Tại sao nên sử dụng biểu đồ trần?

Không ít nhà giao dịch Price Action gạo cội đã nhận định rằng: Biểu đồ trần hay biểu đồ không chỉ báo được ví như xương sống của phương pháp phân tích kỹ thuật và hành động giá. 

Sử dụng chỉ báo đôi khi lại là nhân tố hủy hoại sự thành công của nhà đầu tư. Vì: 

  • Các chỉ báo chỉ thể hiện dữ liệu giá trong quá khứ : hầu hết các chỉ báo đều sử dụng giá trong quá khứ để tham chiếu, nếu nhà đầu tư cứ cố gắng phân tích giá đó sẽ khó lòng có cái nhìn đúng đắn về thị trường ở hiện tại.
  • Các chỉ báo nhanh (leading indicators) và chỉ báo chậm (lagging indicators) cho tín hiệu sai hoặc trễ hơn, trong đó:

– Chỉ báo nhanh hay chỉ báo dao động (Stochastic, Parabolic SAR, RSI,…) sẽ hoạt động không hiệu quả trong thị trường có xu hướng rõ ràng, vì chúng thể hiện sự quá mua và quá bán của cả một xu hướng trong thời gian dài và cho tín hiệu giao dịch không chính xác. Giả sử chỉ báo RSI vượt qua vùng quá mua, cho tín hiệu Sell nhưng đôi khi thị trường vẫn tiếp tục tăng mạnh mẽ và khiến trader bị thua lỗ. 

– Chỉ báo chậm hay chỉ báo động lượng (MACD, SMA, EMA,…) sẽ hoạt động hiệu quả trong thị trường có xu hướng, nhưng lại cho tín hiệu mua hoặc bán trễ hơn sau khi thị trường đã bắt đầu có xu hướng, thậm chí tại vùng giá thoái lui ngược xu hướng. Giả sử chỉ báo MACD và các đường MA, đôi khi chúng sẽ cho tín hiệu mua hoặc bán khi giá sắp đảo chiều hoặc thoái lui về các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trong một thị trường đang tích lũy.

  • Các chỉ báo chằng chịt trên biểu đồ làm phân tán sự tập trung: điều này thể hiện rất rõ nếu bạn đặt biểu đồ sử dụng nhiều chỉ báo và biểu đồ trần nằm cạnh nhau. Trong đó, biểu đồ sử dụng nhiều chỉ báo sẽ chiếm không gian của các chuyển động giá, đồng thời nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào phân tích chỉ báo và bỏ lỡ cơ hội giao dịch. Còn biểu đồ trần chỉ thể hiện hành động giá kết hợp với các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, trendline,… rất rõ ràng, sạch sẽ và dễ dàng phân tích. Hơn nữa, các biến số của tất cả các chỉ báo đều được chiết ra từ giá, vì vậy thay vì mất thời gian cho việc phân tích các chỉ báo phức tạp, bạn có thể sử dụng biểu đồ trần để giao dịch trở nên đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tối ưu hơn.

Hướng dẫn chi tiết cách phân tích biểu đồ “trần” không cần chỉ báo

Để hiểu rõ hơn về cách phân tích biểu đồ trần, chúng tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ cùng các bước phân tích cụ thể.

Ví dụ:

Bước 1: Xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự quan trọng ở khung tuần

Dựa vào đỉnh và đáy trong quá khứ để xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cứng cũng như các vùng Key Level quan trọng.

Bước 2: Về khung ngày để xác định xu hướng hiện tại

Thu nhỏ biểu đồ về quá khứ ở 1 năm trước để xem mức độ, xu hướng của năm trước cũng như hành động giá đã dẫn đến thời điểm hiện tại như thế nào.

Ở đây chúng ta có thể quan sát bằng mắt và thấy rằng, Vàng trong năm vừa qua có xu hướng giảm rõ rệt, sau đó tích lũy gần 2 tháng và hiện tại đang trong xu hướng tăng, nên trader chỉ nên Buy thuận theo xu hướng, không nên Sell.

Bước 3: Chú ý đến các vùng giá quan trọng gần nhất

Sau khi giá phá vỡ vùng tích lũy bằng 1 cây nến Marubozu, giá đã tăng chậm lên vùng kháng cự gần đó, đồng thời xuất hiện nến Bearish Pin Bar, các nhà giao dịch lướt sóng giàu kinh nghiệm có thể vào lệnh Sell tại đây, tuy nhiên lợi nhuận mang lại không cao.

Vì vậy, việc tiếp theo trader cần chú ý đến những vùng key level đã xác định trước đó. Tại các vùng này, sau khi giá phá vỡ thì liên tục retest bằng những cây nến Bullish Pin Bar, cho tín hiệu Buy khá tiềm năng.

Xem thêm: Pin Bar là gì? Cách giao dịch Price Action theo mẫu nến Pin Bar

Bước 4: Đợi tín hiệu ở thời điểm hiện tại

Chúng ta có thể thấy, giá ở hiện tại đang tích lũy ở vùng kháng cự từ 1295 đến 1300, như vậy sẽ có 2 kịch bản xảy ra trader chỉ cần đợi tín hiệu xác nhận để vào lệnh:

  • Kịch bản 1: đợi tín hiệu xác nhận sự đảo chiều bằng 1 cây nến Pin Bar hoặc nến nhấn chìm, sau đó vào lệnh Sell.
  • Kịch bản 2: đợi tín hiệu phá vỡ qua vùng kháng cự trên thì vào lệnh Buy, hoặc an toàn hơn là đợi giá retest.

Lời kết

Price Action là phương pháp giao dịch chỉ dựa trên biểu đồ “trần” được nhiều trader yêu thích sử dụng bởi tính đơn giản, hiệu quả mà không cần dùng đến các chỉ báo kỹ thuật phức tạp.

Vì vậy, việc nắm rõ cách phân tích biểu đồ trần sẽ là lợi thế rất lớn cho các nhà giao dịch theo trường phái Price Action. Hy vọng với các kiến thức mà bài viết chia sẻ hữu ích và giúp bạn có thể cải thiện, nâng cao khả năng giao dịch của mình. Chúc các bạn thành công!

ShareTweetPin
Previous Post

5 lý do tại sao bạn nên giao dịch theo Price Action?

Next Post

Nến “chân dài” là gì? 6 chiến thuật giao dịch với mẫu nến chân dài

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất

Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất

24 Tháng Mười Một, 2022
Sự thoái lui là gì? Cách tìm điểm entry theo chiến thuật giá thoái lui

Sự thoái lui là gì? Cách tìm điểm entry theo chiến thuật giá thoái lui

17 Tháng Năm, 2022
Top 6 cuốn sách Price Action trader nhất định phải đọc

Top 6 cuốn sách Price Action trader nhất định phải đọc

17 Tháng Năm, 2022

Được xem nhiều nhất

  • Key Level là gì? Top các sai lầm trader hay mắc phải khi xác định Key Level

    Key Level là gì? Top các sai lầm trader hay mắc phải khi xác định Key Level

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Top 6 cuốn sách Price Action trader nhất định phải đọc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mô hình Fakey là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Fakey

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Price Action là gì? Các mô hình nến phổ biến trong giao dịch Price Action

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

PriceAction.com.vn

PriceAction.com.vn

PriceAction.com.vn là trang web tổng hợp các kiến thức về giao dịch theo Price Action. Chia sẽ các phương pháp giao dịch theo Price Action hiệu quả nhất.

Bài viết mới

  • Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất
  • Sự thoái lui là gì? Cách tìm điểm entry theo chiến thuật giá thoái lui
  • Top 6 cuốn sách Price Action trader nhất định phải đọc

Chuyên mục

  • Kiến Thức
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Trang chủ

© 2022 priceaction.com.vn

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến Thức
  • Phân Tích
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

© 2022 priceaction.com.vn