Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất

Đối với những nhà giao dịch hành động giá chuyên nghiệp, việc phân tích biểu đồ trên tất cả các khung thời gian để tìm được điểm vào lệnh là điều vô cùng đơn giản. Nhưng điều này lại không hề dễ dàng đối với những trader mới, bởi họ chưa thực sự nắm được cách kết hợp và xác định tín hiệu như thế nào là chính xác. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây, PriceAction.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất. Cùng theo dõi nhé!

H1 và H4 là khung thời gian tốt để xác nhận tín hiệu

Hầu hết các nhà giao dịch hành động giá đều sử dụng khung thời gian ngày hoặc tuần để vào lệnh. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là họ có vào lệnh ở khung nhỏ hơn là H1, H4 hay không? Câu trả lời là  nhưng rất ít, đa số họ dùng 2 khung thời gian này để tìm tín hiệu xác nhận cho khung D1, W.

Ưu điểm của khung thời gian ngày khi kết hợp với H1 và H4 đó là chúng ta có thể tùy chỉnh, xác định vị trí và thời điểm vào lệnh linh hoạt, quản lý rủi ro tốt hơn. Ngoài ra, có một số điểm cần lưu ý đó là:

  • Không nên sử dụng những khung thời gian quá thấp (dưới 1 giờ) khi phân tích. Vì thực tế cho thấy, bất kỳ khung thời gian nào dưới 1 giờ cũng đều gây nhiễu thông tin, khung thời gian càng ngắn sẽ càng có nhiều thanh giá vô nghĩa, bạn phải sàng lọc mới có thể tiếp nhận tín hiệu một cách chính xác.
  • Trader nên dựa vào biểu đồ H1 và H4 để xem xét những biến động giá trong ngày. Và sử dụng khung thời gian ngày để thiết lập giao dịch.
  • Trader mới không nên sử dụng biểu đồ hàng ngày mà không có sự kết hợp với biểu đồ H1 và H4. Chỉ khi nào bạn thực sự là một trader chuyên nghiệp, thành thạo những kiến thức cơ bản, các kỹ thuật phân tích trên biểu đồ ngày thì mới có thể áp dụng.
  • Đối với những trader sử dụng biểu đồ tuần, bạn cũng có thể áp dụng bài học này. Họ cho rằng, một nhà đầu tư khôn khéo sẽ không dùng biểu đồ tuần một cách độc lập. Mà cơ bản, họ sẽ sử dụng các biểu đồ hàng ngày để xác nhận các tín hiệu hàng tuần, tăng thêm sự hợp lưu cho chúng, nhằm đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn và quản lý rủi ro tốt hơn.

Sử dụng H1 và H4 để không bỏ lỡ tín hiệu giao dịch

Chắc hẳn bạn hay bất cứ trader nào đều không muốn bỏ lỡ bất cứ cơ hội giao dịch nào trên thị trường. May mắn thay, chúng ta vẫn còn một số cách để cứu vớt lại tình thế. Một trong số đó là sử dụng biểu đồ 1 giờ hoặc 4 giờ để tìm kiếm tín hiệu vào lệnh sau khi bạn đã lỡ chuyến tàu ở khung D1.

Ví dụ: sử dụng khung thời gian H1 và H4 để không bỏ lỡ tín hiệu giao dịch 

Biểu đồ trên thể hiện biến động giá của chỉ số S&P 500 trên khung thời gian D1. Như bạn có thể thấy, thị trường xuất hiện cây nến Pin bar tại vùng hỗ trợ mạnh – một tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ thường được các trader sử dụng. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội này quả là một điều đáng tiếc!

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Với các nhà giao dịch price action, họ sẽ nhận ra rằng cơ hội thứ 2 để vào lệnh sẽ xuất hiện trên biểu đồ trong ngày không lâu sau khi tín hiệu trên khung thời gian D1 kết thúc và việc của chúng ta là chờ đợi chúng.

Theo đó, trên khung thời gian H4 của chỉ số S&P 500 xuất hiện một cây nến Pin bar đuôi dài được hình thành tại vùng hỗ trợ trong cùng một ngày với cây nến Pin bar ở khung thời gian ngày đã được nêu ở trên. Đây cũng là một tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ từ giảm sang tăng mà trader có thể sử dụng để vào lệnh giao dịch.

Không những thế, tại khung 4 giờ, thị trường còn xuất hiện mô hình nến phá vỡ giả Fakey. Điều đó càng khẳng định mạnh mẽ hơn tín hiệu từ cây Pin Bar trước đó. Như vậy, dựa vào 2 tín hiệu giao dịch trên ở khung H4, trader có thể tiến hành vào lệnh giao dịch như sau:

  • Điểm vào lệnh: canh Buy tại mức giá đóng cửa của cây nến pin bar.
  • Điểm cắt lỗ (Stop loss): tại mức giá thấp nhất của cây nến pin bar hoặc dưới ngưỡng hỗ trợ một vài pip.
  • Điểm chốt lời (Take profit): theo tỷ lệ R:R là 1:2 hoặc 1:3,… tùy vào mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư.

Sử dụng H1 và H4 để xác nhận tín hiệu trên biểu đồ ngày

Đôi khi, trader sẽ thấy có những tín hiệu giá quan trọng trên biểu đồ hằng ngày nhưng lại chưa sẵn sàng vào lệnh vì tín hiệu cung cấp không đủ tính thuyết phục và đáng tin cậy.

Khi đó, nhà đầu tư cần một tín hiệu chính xác hơn để xác nhận lại xu hướng thị trường và H1, H4 là 2 khung thời gian dùng để tìm ra điều này.

Hãy quan sát ví dụ dưới đây để thấy được sức mạnh của biểu đồ ở khung H1, H4 và lý do trader nên sử dụng khung này để xác nhận tín hiệu trên biểu đồ ngày nhé!

Ví dụ: sử dụng H4 để xác nhận tín hiệu biểu đồ ngày

Biểu đồ USDJPY khung thời gian D1, giá đang tăng sau đó có một nhịp retest bằng một cây nến Pin Bar, nhưng phần đuôi vẫn chưa dài lắm, cho thấy tín hiệu chưa đáng tin cậy để vào lệnh. Thay vào đó, chúng ta nên chuyển sang khung H4 để tìm kiếm tín hiệu giao dịch một cách rõ ràng hơn.

USDJPY khung H4, có hai cây nến Pin Bar hình thành tại mức hỗ trợ quan trọng ở thời điểm của biểu đồ hàng ngày được đề cập ở trên. Đây là tín hiệu xác nhận đáng tin cậy, cho thấy thị trường sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Lúc này, khi đã có tín hiệu thuyết phục, trader tiến hành vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: canh Buy tại mức giá đóng cửa của nến Pin Bar.
  • Điểm cắt lỗ (Stop loss): tại mức giá thấp nhất của cây nến pin bar hoặc dưới ngưỡng hỗ trợ một vài pip (tùy theo spread từng sàn).
  • Điểm chốt lời (Take profit): đặt theo tỷ lệ R:R là 1:2 hoặc 1:3,… tùy vào mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư.

Ví dụ sử dụng H1 để xác nhận tín hiệu trên biểu đồ ngày

Theo biểu đồ S&P 500 khung D1, thị trường hình thành xu hướng tăng, sau đó xuất hiện nến Pin Bar đuôi dài hợp lưu tại ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiênVới tín hiệu này, trước một đợt bán tháo mạnh mẽ phía trước bằng những cây nến giảm rất to cộng với phần thân của nến pin bar cũng khá lớn làm cho các trader chưa tự tin để mua vào chưa đủ căn cứ để nhà đầu tư vào lệnh. Do đó, cầnchúng ta nên chuyển sang khung H1 để quan sát thêm và xác nhận lại tín hiệu một cách rõ ràng hơn.

Theo biểu đồ S&P 500 khung thời gian H1, cũng đã xuất hiện một nến Bullish Pin Bar đuôi dài hình thành hợp lưu tại ngưỡng hỗ trợ của biểu đồ hằng ngày đề cập ở trên, điều đó cho thấy một sự đảo chiều đã dần hình thành, chúng ta có thể vào lệnh Buy lâu dài. Đây là tín hiệu xác nhận thêm cho thấy thị trường sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng, lúc này trader thiết lập giao dịch như sau:

  • Điểm vào lệnh: canh Buy tại mức giá đóng cửa của nến Bullish Pin Bar đuôi dài .
  • Điểm cắt lỗ (Stop loss): tại mức giá thấp nhất của cây nến Bullish Pin Bar đuôi dài hoặc dưới ngưỡng hỗ trợ một vài pip (tùy theo spread từng sàn).
  • Điểm chốt lời (Take profit): đặt theo tỷ lệ R:R là 1:2 hoặc 1:3,… tùy vào mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư.

Sử dụng H1 và H4 để điều chỉnh tỷ lệ Risk:Reward

VKhi giao dịch với biểu đồ khung ngày, thông thường nhà đầu tư phải đặt mức cắt lỗ khá xa so với điểm vào lệnh. Do đó, chúng ta sẽ xuốngCòn đối với khung H1 và H4 để, bạn có thể đặt mức cắt lỗ chặt chẽ hơn giúp để cải thiện tỷ lệ R:R, vì khi khoảng cách cắt lỗ giảm, khối lượng giao dịch có thể tăng lên nhưng vẫn giữ nguyên khoảng cách chốt lời.

Tuy nhiên, để tối ưu tỷ lệ lợi nhuận đến mức cao nhất có thể, nhà đầu tư cần biểu đồ khung D1 để phát hiện tín hiệu hành động giá và thiết lập giao dịch trên khung H1 hoặc H4.

Ví dụ 1:

Trường hợp tín hiệu Pin Bar trên khung D1

Theo biểu đồ chỉ số Dow Jone khung thời gian D1, trader sẽ canh Buy tại giá đóng cửa của nến Pin Bar, điểm cắt lỗ dưới mức giá thấp nhất của Pin Bar (23500.00 điểm), vậy tỷ lệ lợi nhuận cao nhất có thể nhận được trong trường hợp này R:R là 1:3.

Trường hợp tín hiệu Pin Bar trên khung H4

Khi chuyển sang khung H4, cũng trong cùng khoảng thời gian như trên với tín hiệu Pin Bar đuôi dài. Nếu nhà đầu tư giao dịch trong khung thời gian này, khoảng cách cắt lỗ đã được giảm đi, điều này cho phép bạn tăng khối lượng giao dịch. Hơn nữa, tỷ lệ chốt lời tối đa trong trường hợp này có thể lên đến 1:4, nhiều hơn so với giao dịch ở khung D1.

Ví dụ 2: 

Trường hợp tín hiệu Pin Bar trên khung D1

Theo biểu đồ EURUSD khung thời gian D1, trader sẽ canh Buy tại giá đóng cửa của nến Pin Bar đuôi dài, điểm cắt lỗ đặt dưới mức giá thấp nhất của Pin Bar, vậy tỷ lệ lợi nhuận cao nhất có thể nhận được trong trường hợp này nếu đặt theo tỷ lệ R:R là 1:7.

Trường hợp tín hiệu Pin Bar trên khung H4

Khi chuyển sang khung H4, cũng trong cùng khoảng thời gian như trên với tín hiệu Pin Bar đuôi dài. Nếu nhà đầu tư giao dịch trong khung thời gian này, khoảng cách cắt lỗ đã được rút ngắn lại và bạn có thể tăng thêm khối lượng giao dịch, đồng thời tỷ lệ chốt lời tối đa trong trường hợp này có thể lên đến 1:11, nhiều hơn rất nhiều lần so với giao dịch ở khung D1.

Lời kết

Giao dịch hành động giá không đơn giản là việc tìm biểu đồ nến và đặt lệnh giao dịch. Thay vào đó, trader cần thực hiện rất nhiều công việc liên quan như tìm kiếm tín hiệu, quản lý rủi ro hay kết hợp, sử dụng các khung thời gian sao cho hợp lý. Trên đây là các chiến lược giao dịch sử dụng khung H1 và H4 thường được các nhà đầu tư lựa chọn nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về cách sử dụng biểu đồ trong ngày đúng cách nhằm tận dụng tối đa các tín hiệu giao dịch cũng như tìm kiếm được tối đa lợi nhuận trên thị trường forex. Chúc các bạn thành công