PriceAction.com.vn
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến Thức
  • Phân Tích
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Kiến Thức
  • Phân Tích
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
No Result
View All Result
PriceAction.com.vn
No Result
View All Result
Home Kiến Thức

6 mẹo xác định trend cực “ăn tiền” cho trader mới

priceaction by priceaction
17 Tháng Năm, 2022

Trong giao dịch price action, yếu tố quan trọng nhất chính là xác định trend (xu hướng) để tìm được vị thế giao dịch tốt nhất, hạn chế rủi ro. “Xu hướng là bạn”, tuy nhiên với nhiều trader đặc biệt là trader mới việc hiểu được người bạn này là điều không hề dễ dàng, dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây PriceAction.com.vn xin chia sẻ đến bạn 6 mẹo xác định trend cực kỳ “ăn tiền” cho trader mới. Hãy cùng theo dõi bạn nhé!

Quan sát biểu đồ bằng mắt thường

Khi nhắc đến việc xác định xu hướng, hầu hết các trader mới sẽ nghĩ đây là điều không hề dễ dàng. Điều này hoàn toàn đúng! Nhưng đối với các nhà giao dịch theo price action, xác định xu hướng dựa vào biểu đồ giá là vấn đề khá quen thuộc. Việc bạn cần làm là hãy thiết lập một biểu đồ trần, càng đơn giản càng tốt, và bắt đầu quan sát bằng mắt thường mà không cần phải sử dụng chỉ báo. 

Tùy vào phong cách giao dịch (ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn), mà mỗi nhà đầu tư sẽ có mỗi cách nhìn khác nhau về xu hướng hiện tại của thị trường, thông qua việc quan sát biểu đồ. Trader có thể lựa chọn quan sát biểu đồ bằng nhiều nền tảng khác nhau như MT4, MT5, trading view. Chúng đều cho phép chúng ta quan sát các biểu đồ trên nhiều khung thời gian, điều chỉnh và quan sát biến động thị trường một cách tổng thể, từ quá khứ đến hiện tại. 

Tuy nhiên, xu hướng biểu đồ hàng ngày (daily chart) là xu hướng quan trọng nhất, giúp trader nắm được sự chuyển động của giá cả ở hiện tại một cách chi tiết và rõ ràng. 

Đặc biệt là, bằng cách xem xét xu hướng chung của hành động giá trên thị trường trong vòng 3 tháng đến 1 năm qua, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thị trường đang có xu hướng tăng, giảm hay đi ngang và đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả nhất. 

Xem thêm: Trendline là gì? Làm thế nào để vẽ đường Trendline chính xác nhất?

Xác định các đỉnh đảo chiều và đáy đảo chiều 

Đỉnh đảo chiều (Swing high) là mức giá được hình thành khi đỉnh này cao hơn đỉnh trước. Khi thị trường tạo ra một loạt các đỉnh đảo chiều liên tiếp cao hơn đỉnh trước chứng tỏ thị trường đang có xu hướng tăng giá. 

Tương tự, đáy đảo chiều (Swing low) là mức giá được hình thành khi các đáy này thấp hơn các đáy trước. Khi giá hình thành nên một loạt các đáy đảo chiều đồng nghĩa với việc thị trường đang có xu hướng giảm giá. 

Theo đó, khi thị trường đang đi theo xu hướng tăng hay giảm thì chúng để lại các điểm dao động swing trên biểu đồ. Thông qua việc quan tâm đến những điểm dao động này, nhà đầu tư có thể nhanh chóng xác định xu hướng của thị trường. 

Ví dụ về xác định các đỉnh đảo chiều và đáy đảo chiều 

Hình trên thể hiện xu hướng tăng của chỉ số cổ phiếu S&P500. Như bạn có thể thấy, giá tạo thành các đáy và các bước (step) trong xu hướng tăng. Theo đó, các bước mỗi lúc lên một cao hơn khi thị trường di chuyển theo xu hướng. Hay hiểu đơn giản, các mức dao động thấp đã tạo ra một “mô hình bước đi” trong thị trường có xu hướng tăng. 

Tương tự, nếu khi thị trường ở trong một xu hướng giảm, trader cần tập trung quan tâm đến các điểm cao (swing highs) và xem xét chúng có đang tạo ra một mô hình bước đi giảm hay không. 

Dựa vào các đường xu hướng Higher High, Higher Low hoặc Lower High, Lower Low

Trong phân tích kỹ thuật, các đường xu hướng như Higher High, Higher Low hoặc Lower High, Lower Low được xem là những điểm đặc biệt trong cấu trúc tăng giá hoặc giảm giá của thị trường, biểu thị cho việc giá sẽ tạo đỉnh hoặc tạo đáy trong một xu hướng nhất định. Theo đó: 

  • Trong một xu hướng tăng: Higher High (HH) nghĩa là giá tạo đỉnh cao hơn và Higher Low (HL) là giá tạo đáy cao hơn.
  • Trong xu hướng xu hướng giảm: Lower High (LH) tức là giá tạo đỉnh thấp hơn, Lower Low (LL) giá tạo đáy thấp hơn. 

=> Đây là một trong các cách xác định trend theo mô hình cổ điển cực hiệu quả mà trader không nên bỏ qua. Cụ thể HL, HH dùng để xác định trend tăng khi giá hình thành các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, ngược lại LH, LL khi trend giảm khi giá hình thành các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn.

Ví dụ về xác định đường xu hướng HH, HL hoặc LH, LL

Theo biểu đồ cặp EUR/USD khung thời gian D1, thị trường đang trong xu hướng tăng, giá hình thành các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ (HH), đồng thời giá cũng tạo các đáy mới cao hơn đáy cũ (HL). 

Sử dụng đường EMA kết hợp ngưỡng kháng cự, hỗ trợ

Trong giao dịch price action, các trader sẽ chủ yếu dựa vào hành động giá chứ không sử dụng bất kỳ chỉ báo nào. Nhưng trong nhiều trường hợp, nhà giao dịch Price Action sẽ sử dụng thêm đường EMA (đường trung bình động lũy thừa) kết hợp với ngưỡng hỗ trợ, kháng cự để xác định xu hướng dễ dàng hơn.

Ví dụ về xác định xu hướng dựa vào EMA 21 và ngưỡng kháng cự

Theo biểu đồ giá cặp EURUSD khung thời gian D1, giá luôn nằm dưới đường EMA cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, bởi tính chất biến động không ngừng của thị trường khiến giá liên tục muốn vượt qua đường EMA, nhưng không thành công mà bị cản lại bởi ngưỡng kháng cự gần nhất và lập tức quay đầu. 

Xem thêm: Key Level là gì? Top các sai lầm trader hay mắc phải khi xác định Key Level

Ngoài ra, việc sử dụng EMA cũng tùy thuộc vào phong cách giao dịch của mỗi trader. Có 3 nhóm EMA chính:

  • EMA ngắn hạn: EMA 9, EMA 10, EMA 20.
  • EMA trung hạn: EMA 34, EMA 50.
  • EMA dài hạn: EMA 89, EMA 100, EMA 200,…

Trong số đó, EMA được trader sử dụng nhiều nhất vì chúng bám sát các phiên giao dịch hơn là EMA 20, EMA 50 là EMA 200. Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sẽ so sánh giữa EMA 50 (trung hạn) và EMA 200 (dài hạn) để xác định xu hướng tổng thể của thị trường.

Dựa vào biểu đồ giá GPBUSD khung thời gian D1, khi đặt đường EMA 50 và EMA 200 trên cùng một biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng các chuyển động giá liên tục đập vào đường EMA 50 sau đó bật lên và di chuyển theo hướng của đường EMA 50, đồng thời đường giá luôn nằm trên đường EMA 200. Như vậy, khi kết hợp 2 yếu tố này cho thấy đây là tín hiệu tiềm năng thể hiện thị trường đang hình thành một xu hướng tăng.

Xem xét thị trường có tín hiệu hành động giá nào đang hình thành không?

Tín hiệu hành động giá được hình thành từ một loạt các mô hình nến và các sự kiện, tin tức diễn ra hằng ngày. Các tín hiệu này là những manh mối quan trọng cho biết thị trường đang trong xu hướng nào, phe bán hay phe mua đang chiếm ưu thế. 

Nếu tín hiệu hành động giá đó tạo ra sự chuyển động mạnh mẽ, có lợi cho xu hướng hiện tại,  thì đây là một yếu tố xác nhận cho việc đưa ra dự đoán cho xu hướng tiếp theo trên thị trường. Ngoài ra, hãy nhớ rằng các tín hiệu hành động giá thất bại lặp đi lặp lại cho thấy thị trường đang đi theo hướng khác (và có thể thay đổi xu hướng).

Tìm kiếm tín hiệu đảo chiều xu hướng

Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, chúng ta hãy tập trung chú ý đến các mức giá thấp gần đó. Và ngược lại, nếu thị trường đang trong xu hướng giảm, chúng ta hãy tập trung chú ý đến các mức giá cao gần đó. Tại những mức giá cao nhất/thấp nhất đó, sẽ cho ta những tín hiệu để dự đoán xem liệu xu hướng tăng/giảm ở hiện tại có được giữ vững hay không. Chẳng hạn:

  • Trong xu hướng tăng: sẽ hình thành các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn, nhưng khi giá phá vỡ qua khỏi đáy gần nhất, thì đây sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ dự báo xu hướng tăng có thể kết thúc.
  • Trong xu hướng giảm: sẽ hình thành các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn, nhưng khi giá phá vỡ khỏi đỉnh gần nhất, thì đây sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ dự báo xu hướng giảm có thể kết thúc.

Lời kết

Xác định “trend” là một trong những kiến thức cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật mà trader cần phải nắm rõ. Dựa vào các đường xu hướng tăng/giảm, nhà giao dịch có thể xác định đúng xu hướng tiếp theo của giá và đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Hy vọng với 6 mẹo xác định trend cực kỳ ăn tiền mà bài viết chia sẻ có thể giúp bạn trau dồi củng cố thêm nhiều kiến thức giao dịch mới và mang lại hiệu quả đầu tư cao. Chúc các bạn thành công!

ShareTweetPin
Previous Post

Nến “chân dài” là gì? 6 chiến thuật giao dịch với mẫu nến chân dài

Next Post

Top 7 điều về vùng hỗ trợ, kháng cự chưa từng được tiết lộ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất

Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất

24 Tháng Mười Một, 2022
Sự thoái lui là gì? Cách tìm điểm entry theo chiến thuật giá thoái lui

Sự thoái lui là gì? Cách tìm điểm entry theo chiến thuật giá thoái lui

17 Tháng Năm, 2022
Top 6 cuốn sách Price Action trader nhất định phải đọc

Top 6 cuốn sách Price Action trader nhất định phải đọc

17 Tháng Năm, 2022

Được xem nhiều nhất

  • Key Level là gì? Top các sai lầm trader hay mắc phải khi xác định Key Level

    Key Level là gì? Top các sai lầm trader hay mắc phải khi xác định Key Level

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Top 6 cuốn sách Price Action trader nhất định phải đọc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mô hình Fakey là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Fakey

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Price Action là gì? Các mô hình nến phổ biến trong giao dịch Price Action

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

PriceAction.com.vn

PriceAction.com.vn

PriceAction.com.vn là trang web tổng hợp các kiến thức về giao dịch theo Price Action. Chia sẽ các phương pháp giao dịch theo Price Action hiệu quả nhất.

Bài viết mới

  • Cách kết hợp khung H1 & H4 trong Price Action hiệu quả nhất
  • Sự thoái lui là gì? Cách tìm điểm entry theo chiến thuật giá thoái lui
  • Top 6 cuốn sách Price Action trader nhất định phải đọc

Chuyên mục

  • Kiến Thức
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Trang chủ

© 2022 priceaction.com.vn

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến Thức
  • Phân Tích
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

© 2022 priceaction.com.vn